Native APP Android và IOS
Native App Android là ứng dụng được thiết kế riêng cho một hệ điều hành Android, loại này không thể chạy trên các nền tảng khác.
- Android chiếm 37,4% tổng số thiết bị truy cập web.
- Hiện nay có gần 80% các thiết bị đang sử dụng hệ điều hành Android.
- Hệ điều hành Android với mức tăng 47.6% về mặt doanh thu và mức tăng trưởng kép là 6.7%.
- Năm 2016, Android đã chiếm được 69.3% thị phần hệ điều hành di động.
- Theo Kantar cho biết Android chiếm đến 76% thị phần điện thoại thông minh toàn cầu.
Số Lượng Người Dùng Sử Dụng Smartphone và số lượt tải ứng dụng IOS và Android
Việt Nam có khoảng 22 triệu người sử dụng smartphone. Trong số 22 triệu người dùng đó thì có đến hơn 200 triệu lượt tải ứng dụng từ cả hai hệ điều hành IOS và Android. Việc phát triển Native App Android sẽ đem lại những trải nghiệm thực sự làm hài lòng khách hàng của bạn.
LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG NATIVE APP ANDROID & IOS
- Native app chạy nhanh hầu như trong mọi trường hợp, đặc biệt với game thì native app là thống lĩnh.
- Có khả năng truy cập các phần cứng (như camera, GPS, thiết bị thu âm…) và có thể truy cập các quyền như: sao chép, tải, ghi, đọc tập tin (trên bộ nhớ của mobile), thông tin danh bạ, thông tin cá nhân, thực hiện cuộc gọi, nhắn tin…
- Ở chế độ offline-mode, native app sẽ dùng những dữ liệu đã cache trước đó ở lần cuối cùng mà người dùng truy cập online.
- Cho phép nhà phát triển gởi các thông báo đến người dùng khi cần thiết, nhắc nhở người dùng có sự thay đổi cập nhật hoặc gây chú ý đến họ. Đây có thể nói là điểm mạnh đáng giá của các ứng dụng gốc trong việc lôi kéo và giữ chân khán giả của mình.
XÂY DỰNG API CHO MOBILE APP
API (Application Programming Interface) có thể gọi là Lập Trình Ứng Dụng Giao Tiếp (hiện nay có nhiều khách hàng đang hiểu sai API là một giao diện): nghĩa là một Ứng Dụng được Lập Trình ra để giao tiếp giữa các môi trường, các phần mềm với nhau.
Ví dụ để kết nối giữa Web Services và Software ERP hoặc Software CRM cần phải viết API, Giao tiếp giữa Web Services với Mobile Application cũng cần API.
1. Tại sao phải lập trình API?
- Hai hệ thống khác biệt về ngôn ngữ và cách vận hành muốn kết nối với nhau phải có một môi trường quy định chung, nên API chính là môi trường đó.
- Mỗi Hệ Thống Website, Phần mềm, Ứng dụng thường đều được xây dựng chuyên môn khác nhau, dẫn đến việc hệ thống này phải xây dựng lại từ đầu tính năng của hệ thống kia là mất thời gian, công sức và cả hiệu suất làm việc, cho nên dùng API kết nối để kế thừa tính năng.
- API giúp bạn tránh can thiệp sâu vào các hệ thống khác, chỉ nhận những cái nó cho phép sử dụng để xây dựng tiếp: rất quan trọng về vấn đề bảo mật, cũng như nâng cao hiệu suất công việc, cứ nghĩ bạn phải đọc hết lại một hệ thống để hiểu nó xong rồi làm tiếp thì khó khăn cỡ nào, mà chỉ việc lấy kết quả của nó để viết tiếp 1 ứng dụng khác thì đơn giản ra sao.
2. Có phải tất cả các website và phần mềm đều có API?
Việc website, phần mềm có sẵn API hay không phụ thuộc vào đơn vị cung cấp, do đó một số trường hợp sau rất khó xây dựng API:
- Ngôn ngữ & nền tảng lập trình đã cũ kỹ, không còn tương thích để phát triển API.
- Các template, các phần mềm đóng và mã hóa không có sẵn API, người kế thừa phát triển không thể can thiệp core systems để làm API (ví dụ các web template, các phần mềm cho thuê).
- Quản lý chi tiết thuộc tính & quy cách sản phẩm.
- Cập nhật doanh thu báo cáo theo ngày, theo ca.
3. UNEST xây dựng API như thế nào?
- UNEST khi xây dựng một Phần mềm ERP – Phần mềm CRM, Web Application… hay Thiết Kế Website theo yêu cầu của khách hàng dựa theo quy trình chuyên nghiệp và mô hình chuẩn nhất, để sẵn các cổng mở rộng như các Ổ Cắm Điện cho người dùng tiếp tục Phát Triển Chức Năng hoặc xây dựng API kết nối đến các phần mềm, ứng dụng khác.
- Đối với Hệ thống Website, Phần mềm (ERP/CRM/Web App) và Ứng Dụng Di Động (Mobile App) do UNEST cung cấp. Chúng đã tương thích và kết nối sẵn với nhau, bạn không phải tốn công sức xây dựng API để liên kết chúng.